BÀI SỐ 0: 11 SỐ CÓ VỀ 10 SỐ HAY KHÔNG?

Posted by Binh Koup on tháng 10 31, 2019 with No comments

BÀI SỐ 0: SIM SỐ NHƯ MỘT BẤT ĐỘNG SẢN - TẠI SAO THẾ?
Cách đây đúng tròn 1 năm em viết bài này, lúc đó chỉ là đam mê cò con, chưa cắm sổ đỏ & xe để theo đuổi đam mê như bây giờ. Giờ đăng lại để anh em cùng đọc, toàn chuyện xưa cũ, nhưng là tầm nhìn hạn hẹp của em cách đây 1 năm... Những phỏng đoán trong bài viết thì giờ đã có kết quả hết rồi, đọc lại vẫn thấy tiếc, tại sao mình không làm TỚI....
....
Rảnh viết cho vui, mong các ae chuyên gia góp ý bổ sung thêm.
Đợt rồi rầm rộ về chuyện chuyển mạng giữ số, rồi sim 11 số về 10 số, rồi đổi đầu số cố định... đó chỉ là phần nổi của 1 kế hoạch dài hạn của các nhà quản lý.
Một số anh em buôn bán sim số nhỏ lẻ thì cho rằng nhà mạng tung tin đồn nhảm, dân om 11 số ném tiền cho báo chí này nọ... làm gì có chuyện 11 số về 10 số.
Câu trả lời bây giờ không ai dám khẳng định, vì nó chưa diễn ra. Nhưng những gì sắp đc nói đến dưới status nào sẽ giúp các anh em phần nào có được câu trả lời cho riêng mình.
Có cơ hội được nghiên cứu về thị trường viễn thông của nhiều quốc gia trên thế giới, cơ hội được đặt chân đến để khảo sát thực tế cũng có đủ để nhận thấy các nhà quản lý viễn thông của ta đang làm gì với món “quy hoạch tài nguyên số”. Hãy nhìn vào bức tranh của các nước phát triển (nền kinh tế phát triển, tri thức phát triển, văn hoá phát triển... và nghiễm nhiên hạ tầng viễn thông phát triển). Đơn cử là Mỹ - việc 1 người dùng nhiều số là điều rất khó khăn, không bao giờ có chuyện sim rác. Anh bạn đồng nghiệp của mình qua làm trưởng đại diện cho #VNPT tại thị trường Hoa Kỳ sau khi xin đc visa lao động dài hạn (B1) mất đâu đó gần nửa năm, đủ tư cách pháp nhân, đủ điều kiện sinh hoạt tại Mỹ nhưng để có đc 1 số để liên lạc riêng cho cá nhân là điều không dễ dàng (quy trình đăng ký bạn nào muốn hiểu rõ hơn thì có thể tự tìm hiểu nhé). Điều này tương tự với Anh Quốc, Nhật Bản, Pháp... Đương nhiên, ko thiếu các quốc gia có thể sử dụng sim rác tràn lan như Việt Nam. Dù công tác ngắn ngày nhưng mình boàn toàn có thể mua sim mà không cần bất cứ giấy tờ gì, đơn cử như Iran, Myanmar, Lào...
Bức tranh khác biệt lớn nhất của 2 nhóm trên là: Một bên không bao giờ phải lo chuyện tin nhắn rác, mạo danh lừa đảo tràn lan, khách hàng có quyền sử dụng dịch vụ mà mình cho là tốt nhất. Nhà mạng đua nhau bởi chất lượng dịch vụ & giá cước hấp dẫn. Sim số lúc này rõ ràng là tài nguyên của quốc gia, không còn của nhà mạng nữa. Khách hàng là trung tâm của các Telco với các hệ sinh thái dịch vụ tận răng... nửa còn lại - là thực trạng của Việt Nam hiện nay.
Quay lại với việc quy hoạch “tài nguyên số” ở Việt Nam. (Dựa trên góc độ cá nhân). Có thể thấy rõ các nhà quản lý đang có những động thái rất tích cực. Đầu tiên là dùng mọi biện pháp để xoá sổ tin nhắn rác, tiếp tới là quản lý sim chính chủ để tránh không thất thoát tài nguyên số của các nhà mạng ( trước đây một đại lý có thể ôm hàng ngàn sim thậm chí hàng trăm ngàn sim là chuyện bình thường), bắt buộc có ảnh chân dung cũng là một giải pháp hữu hiệu để định danh người dùng, gần đây là việc thử nghiệm chuyển mạng giữ số - việc này đã quá nhiều quốc gia trên thế giới triển khai và cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việc hoàn thiện chất lượng cung cấp dịch vụ của nhà mạng & tối ưu được tài nguyên số quốc gia. Trước đây, do bước đi còn chưa rõ ràng, việc nguồn tài nguyên 10 số bị cạn kiệt, trước sức nóng của sự phát triển thuê bao thần tốc của các nhà mạng. Các nhà quản lý đã buộc phải cho ra đầu 11 số, đây rõ ràng là 1 giải pháp tuyệt vời để giải quyết thực trạng lúc đó - khan nguồn số định danh cho sim số. Sim đầu 11 số ra đời trong hoàn cảnh như trên.
Nếu tinh tế hơn xíu, tối ưu đầu số cố định để thu về kho số quốc gia là 1 giải pháp toàn diện để tăng nguồn tài nguyên này. Trước đây nhu cầu dùng cố định nhiều, mỗi tỉnh có 1 đầu số định danh riêng. Nhưng hiện nay, nhu cầu về số cố định không còn nhiều... Các nhà quản lý đã quy hoạch rất gọn gàng bằng việc tăng thêm 1 số cho số cố định (thành 11 số, trc đây là 10 số) và gộp 4-5 tỉnh lại dùng chung 1 đầu số nhằm thu về các đầu số còn lại. Vậy thì rõ rồi, 11 số là để định danh cho những thiết bị cố định (trước tiên là điện thoại bàn), dài hơi hơn nữa là các thiết bị giám sát thông minh... còn 10 số sẽ dành cho các thiết bị di động thông minh. Đó vẫn chỉ là phỏng đoán, cho đến khi các đầu số 0888, 0886, 0868... ra đời - mà trước kia rõ ràng đó là mã vùng số cố định. Tới đây sẽ là 05xxx, 03xxx... Nhiều người có inbox hỏi sao ko chuyển từ 11 số về luôn. Xin thưa - nó là quá nóng vội và quá nhạy cảm, khi 1 bộ phận không nhỏ sẽ bị ảnh hưởng tới việc chuyển đổi bất ngờ này. Và rõ ràng khi chuyển về như thế, các nhà mạng lại có quá nhiều tài nguyên số đc sở hữu riêng, trong khi dùng còn chưa hết, sim rác đang tràn lan. Tung tin đồn, chưa thay đổi vội là 1 động thái quá khôn ngoan của nhà quản lý nhằm để thị trường tự triệt tiêu yếu tố bất lợi. Sim xấu 11 số sẽ tự động “chết” và lưu kho, các con zời om 11 số sẽ tự thoái lui để các nhà mạng chủ động hơn về kho số. Lúc này, rõ ràng quản lý 1 vài ông to dễ dàng hơn đi quát hàng ta tá ông bé.
Sau vụ chuyển mạng giữ số được thực hiện thành công, dự báo giá sim số sẽ giảm thảm hại. Nhưng đó chỉ là ngắn hạn, cờ bạc ăn nhau về cuối.
Chưa biết Om số đẹp sẽ thắng đậm hay đi nhặt vỏ bia. Nhưng chắc chắn 1 điều - Sim số sẽ là bất động sản. Khi bạn sở hữu 1 sim số đẹp, cực đẹp - nghĩa là bạn có quyền bất di bất dịch về cái sim đấy. Và đương nhiên - bạn có thể cho thuê nó, cho mượn nó ... và bạn sẽ có tiền ( sẽ có 1 bài viết riêng về món cho thuê sim số này). Nghiễm nhiên cái số của bạn nó chỉ có 1, nó càng đẹp, giá trị của nó càng không thể thay thế.
Tạm dừng bút ở đây để ngỏ cho anh em tự đưa ra câu trả lời: 11 số có về 10 số hay không!?
Đây đều dựa trên phân tích cá nhân và tinh thần chia sẻ, chắc sẽ có giá trị cho khá nhiều anh em đọc được.
Hà Nội, ngày 03/07/2017.